Tổng công ty Sông Đà

CTCP đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp sông đà

024.3768.5592


Thông tin về thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ tại Tập đoàn Sông Đà

Ngày đăng: 29/11/2018

Thực hiện ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp chỉ đạo xử lý sau thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà(Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 01/3/2012 của Văn phòng Chính phủ) và Kết luận thanh tra số 343/KL-TTCP ngày 23/2/2012 về việc chấp hành các quy định của pháp luận về quả lý sử dụng vốn, tài sản tại Công ty mẹ - Tập đoàn Sông Đà và các Tổng công ty tham gia Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam. Tổng công ty Sông Đà đã triển khai thực hiện như sau:

I. Việc xử lý những tồn tại theo Kết luận Thanh tra Chính phủ của Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam:

1. Tổng số tiền Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 10.676 tỷ đồng. 


Thực hiện Quyết định số 423/QĐ-TTCP ngày 10/03/2011 của Tổng Thanh tra về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Sông Đà và các đơn vị thành viên, Thanh tra Chính phủ tiến hành Thanh tra trong thời kỳ 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2010. Tập đoàn CNXD Việt Nam được thành lập ngày 12/1/2010 theo Quyết định số 52/QĐ-TTg trên cơ sở gồm 6 Tổng công ty: Sông Đà, Lilama, Licogi, Coma, DIC, Sông Hồng do Tổng công ty Sông Đà làm nòng cốt. Vì vậy, các vấn đề Thanh tra Chính phủ kết luận tại Văn bản số 343/KL-TTCP ngày 23/02/2012 chủ yếu trong giai đoạn các Tổng công ty còn là các doanh nghiệp độc lập chưa tham gia Tập đoàn CNXD Việt Nam. Tổng số tiền 10.676 tỷ đồng Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý là của toàn bộ Tập đoàn CNXD Việt Nam, bao gồm:
- Tổng công ty Sông Đà: 3.094 tỷ đồng;
- 05 Tổng công ty (Lilama, Licogi, Coma, DIC, Sông Hồng): 7.582 tỷ đồng.

2. Thực hiện Kết luận của Thanh tra Chính phủ về xử lý sau thành tra tại Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, đến nay, Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam đã xử lý được các vấn đề tài chính với số tiền: 4.521 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tổng công ty Sông Đà: 2.757 tỷ đồng;
- 05 Tổng công ty (Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng, DIC): 1.764 tỷ đồng;
3. Các vấn đề chưa xử lý được tại Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam tương ứng với:6.155 tỷ đồng. 
Trong đó:
- Tổng công ty Sông Đà: 337 tỷ đồng;
- 05 Tổng công ty (Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng, DIC): 5.818 tỷ đồng.

Ngày 02/10/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1428/QĐ-TTg về việc kết thúc thí điểm hình thành Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam, 06 Tổng công ty tham gia Tập đoàn trở lại là những doanh nghiệp độc lập thuộc Bộ Xây dựng quản lý, do đó, các vấn đề thuộc 06 Tổng công ty (Sông Đà, Lilama, Licogi, Coma, Sông Hồng, DIC) sẽ được giao cho giao cho 06 Tổng công ty trực tiếp xử lý và báo cáo cơ quan có thẩm quyền

II. Các vấn đề tồn tại theo Kết luận thanh tra thuộc Tổng công ty Sông Đà:

1. Tổng số tiền Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý: 3.094 tỷ đồng
2. Tổng số tiền Tổng công ty Sông Đà đã xử lý: 2.757 tỷ đồng. Bao gồm:
- Đầu tư vượt vốn điều lệ 2.355 tỷ đồng.

Quy định về giới hạn đầu tư không được vượt quá vốn điều lệ được quy định tại Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 của Bộ Tài chính, trong khi trước đó, thực hiện chủ trương xây dựng Tổng công ty theo hướng đa dạng hóa ngành nghề và đa sở hữu, Tổng công ty Sông Đà đã thực hiện đầu tư vào một số dự án thuộc ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty như các dự án thủy điện: Dự án thủy điện Nậm Chiến, Xekaman 3, Xekaman 1...

Ngay sau khi Thông tư 117/2010/TT-BTC có hiệu lực, Tập đoàn đã có văn bản đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư vượt vốn điều lệ hiện có vào một số dự án thủy điện (Văn bản số 109/TTg-QHQT ngày 25/01/2011 và số 346/TTg-KTTH ngày 9/3/2011) với tổng số tiền là 3.522 tỷ đồng (Dự án thủy điện Xecaman 1, Xecaman 3, Nậm Chiến, Sêkông 3);

Mặt khác, ngày 06/01/2012, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 14/TTg-KTTH phê duyệt vốn điều lệ thời điểm 31/12/2010 của Công ty mẹ là 7.205 tỷ đồng.

Như vậy, đến nay so sánh giữa mức vốn điều lệ của Công ty mẹ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh thì giá trị đầu tư là không vượt vốn điều lệ; và số tiền đầu tư vượt vốn điều lệ đã được xử lý phù hợp quy định.
- Sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp: 340 tỷ đồng.

Tại văn bản Văn bản số 14/TTg-KTTH ngày 06/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mức vốn điều lệ của Tập đoàn Sông Đà thời điểm 31/12/2010 là 7.205 tỷ đồng, đã bổ sung số tiền này vào vốn điều lệ của Công ty mẹ phù hợp quy định.

- Đã thoái vốn và bảo toàn vốn đầu tư tại Quỹ thành viên Vietcombank 3, số tiền: 40 tỷ đồng.
- Đã trích lập dự phòng tại Công ty CP Sông Đà 2 số tiền: 645.040.815 đồng;
- Đã xử lý khoản vốn nhà nước do xác định thiếu khi cổ phần hóa tại Công ty CP Sông Đà 10 số tiền: 200.070.826 đồng.
- Đã xử lý đối với chi phí phát sinh ngoài hợp đồng tại Nhà máy thép Sông Đà: 18,9 tỷ đồng.
- Đã xử lý, hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán chi phí giám sát địa chất tại dự án Toà nhà Sông Đà: 1.073.245.955, đồng.

3. Số tiền tiếp tục xử lý: 337 tỷ đồng. 

+ Tiền thu từ chuyển nhượng dự án Nam An Khánh cho Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà: 155 tỷ đồng. 
+ Thoái vốn đầu tư vào 2 quỹ : 154 tỷ đồng. Trong đó Quỹ Vietcombank 3: 10 tỷ đồng; Quỹ BVIM: 144 tỷ đồng.
+ Trích khấu hao nhanh vượt quy định của tài sản cố định Hầm đường bộ qua Đèo Ngang: 19 tỷ đồng.

Đây là Dự án thực hiện theo hình thức BOT. Để có vốn đầu tư dự án, Tập đoàn phải vay Ngân hàng với thời gian là 10 năm, số tiền vay chiếm 80% tổng mức đầu tư. Do đó, để cân đối giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh và trả nợ Ngân hàng, Tổng công ty đã trích khấu hao nhanh để đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn theo cam kết.

+ Nộp vào ngân sách Nhà nước: 7.738.509.909, đồng (Gồm: Trích khấu hao nhanh vượt quy định của tài sản cố định Hầm đường bộ qua Đèo Ngang 7.544.052.324, đồng và phí xây dựng bổ sung do thay đổi chi phí xây dựng của dự án HH4: 194.457.585, đồng). 
Các vấn đề còn lại chưa xử lý thuộc Tổng công ty Sông Đà tương ứng với 337 tỷ đồng, Tổng công ty dự kiến sẽ hoàn thành và báo cáo cấp thẩm quyền trước 31/12/2012.

III. Việc thực hiện kiến nghị giao Tập đoàn Sông Đà nghiêm túc rút kinh nghiệm, làm rõ nguyên nhân tồn tại và kịp thời chấn chỉnh đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định và có hiệu quả:

Ngay sau khi có Thông báo số 70/TB-VPCP ngày 01/3/2012 của Văn phòng Chính phủ, Tập đoàn Sông Đà đã khẩn trương triển khai một cách nghiêm túc các nội dung, cụ thể:
- Ngày 01/3/2012, Hội đồng thành viên Tập đoàn có Văn bản số 44/TĐSĐ-HĐTV yêu cầu Tổng giám đốc Tập đoàn Sông Đà lập kế hoạch chi tiết việc triển khai thực hiện các nội dung theo yêu cầu của các Văn bản trên; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp giải quyết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý dứt điểm những tồn tại, vướng mắc theo quy định pháp luật.
- Ngày 02/3/2012, tại trụ sở Tập đoàn Sông Đà đã tổ chức cuộc họp triển khai thực hiện kết luận của Thanh tra CP và có Thông báo số 68/TĐSĐ-VP, trong đó Công ty mẹ và các đơn vị được thanh tra chỉ đạo thành lập Tổ công tác thực hiện Kết luận Thanh tra, xây dựng kế hoạch, tiến độ triển khai thực hiện cụ thể.
- Ngày 05/3/2012, Tổng giám đốc Tập đoàn có Quyết định số 70/TĐSĐ-TCKT thành lập Tổ công tác thực hiện Kết luận TTCP và xây dựng kế hoạch, phân công lãnh đạo và các ban thực hiện kết luận Thanh tra Chính phủ.
- Từ ngày 19/3/2012 đến 14/9/2012, Tập đoàn Sông Đà có các văn bản chỉ đạo, cử cán bộ tham gia cùng Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính làm việc tại các đơn vị được thanh tra thực hiện kiểm tra việc thực hiện theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Đến nay, trong số các đơn vị thuộc Tập đoàn được Thanh tra, có một số đơn vị đã tổ chức rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, toàn bộ Tập đoàn chưa tổ chức rút kinh nghiệm, xác định nguyên nhân tồn tại và biện pháp khắc phục là do một số vấn đề lớn các Bộ, ngành vẫn đang nghiên cứu, xem xét, chưa có ý kiến cuối cùng cho Tập đoàn, như:
- Tại Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC): Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý 1.612 tỷ đồng, trong đó: hưởng ưu đãi đầu tư không đúng 23,005 tỷ đồng; Công ty không hạch toán tăng vốn, tăng lợi nhuận của công ty nhà nước khi chuyển sang công ty cổ phần: 1.589 tỷ đồng.

Về các vấn đề của Tổng công ty cổ phẩn Đầu tư phát triển xây dựng, ngày 14/8/2012, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 1364/BXD-KHTC gửi Bộ Tài chính đề nghị cho ý kiến các nội dung trong kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ liên quan đến DIC; Văn bản số 1363/BXD-KHTC gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư đề nghị Bộ hướng dẫn thủ tục để DIC bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ xin sửa đổi Giấy phép đầu tư. Đến nay các Bộ chưa có ý kiến đầy đủ nên Bộ Xây dựng chưa báo cáo Thủ tướng Chính phủ hướng xử lý.

- Tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam: Việc thanh toán hợp đồng tổng thầu Dự án nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý số tiền 668 tỷ đồng. Cụ thể công việc đã thực hiện:
+ Ngày 13/3/2012, Tổng công ty Lilama có Văn bản số 617/TCT-KTKT gửi Bộ Công thương về việc giải quyết các phát sinh tại Hợp đồng EPC của dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng. 
+ Ngày 17/5/2012, Tổng công ty Lilama có Văn bản số 1184/TCT-KTKT gửi Bộ trưởng Bộ Công thương báo cáo về việc cấp FAC cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng.
+ Ngày 08/6/2012, lãnh đạo Bộ Công thương chủ trì cùng Tập đoàn Điện lực VN (EVN), Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty Lilama cuộc họp về các vấn đề liên quan đến Dự án Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, trong đó yêu cầu EVN phát hành chứng chỉ FAC cho dự án, Tổng công ty Lilama chứng minh các phát sinh với EVN làm cơ sở thanh toán.
Đến nay, Bộ Công thương chưa báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ để xử lý.

Việc tổ chức rút kinh nghiệm các vấn đề đối với riêng Tổng công ty Sông Đà sẽ được thực hiện hoàn thành trước 31/12/2012.

Thông kê truy cập

Đang trực tuyến 1
Hôm nay 1
Tổng lượt truy cập 625
Thong ke